18 thg 3, 2013

Part 7 - TOEIC Những điều cần phải nhớ

Nắm vững đặc trưng của Part 7


1.    Tích cực sử dụng các đề mục lớn và đề mục nhỏ

Đoán trước ý chính được hỏi sẽ xuất hiện trong đề mục nào của bài đọc để tập trung đọc phần đó.

2.     Làm quen với paraphrasing (diễn đạt lại ý của câu bằng cấu trúc khác)


Trong Part 7, hiếm có trường họp sử dụng lại đúng cách diễn đạt đã từng xuất hiện trước đó. Phần lớn câu hỏi và đáp án cho sẵn có cách diễn đạt khác so vói bài đọc. Trong trường họp này, có nhiều ngưòi sẽ gặp khó khăn khi trả lời câu hỏi bởi từ hoặc ngữ quá khác biệt. Ngưòi ta gọi việc chuyển đổi từ hoặc ngữ đặc trưng thành cách diễn đạt khác là paraphrasing (diễn đạt lại ý của câu bằng cấu trúc khác). Bạn phải tập làm quen vói phương pháp paraphrasing thì mới có thể nâng cao khả nâng đọc hiểu của mình. Paraphrasing được thực hiện bằng nhiều cấu trúc khác nhau, nhung lưu ý rằng dù sử dụng cấu trúc gì thì ý nghĩa ban đầu của câu vẫn phải giữ nguyên.

(A) Trường hợp sử dụng từ phái sinh
Là trường họp paraphrasing ít nhất, chẳng hạn: chỉ cần đổi danh từ thành tính từ.
1. facing financial difficulties
=> face difficult financial situations
2. if the industry is to survive
=> for the industry’s survival
3. increase spending
=> spend an increased amount
(B) Trường hợp sử dụng từ đồng nghĩa
Vì gặp từ khác nên có thể bạn sẽ cảm thấy khó khăn, nhưng nếu bạn thường xuyên mở rộng vốn từ của mình thì bạn vẫn có thể biết cụm từ nào đã được biến đổi.
1. continued to rise
=> went up
2. all categories of vehicles
=> all automobile types
3. reported higher profits
=> announced increased earnings
(C) Trường hợp cụ thể hóa và khái quát hóa
Là trường họp diễn đạt cụ thể hóa nội dung tổng quát hoặc khái quát hóa nội dung cụ thể.
1. reported adding 40,000 jobs
=> added many jobs
2. the lowest level in over three years
=> the most positive figure in recent times
3. the agricultural and technology markets
=> various markets

3.    Hiểu rõ thể loại của câu hỏ
i
Trong Part 7 có hai loại câu hỏi chính. Đó là câu hỏi về thông tin chung, dạng câu hỏi này liên quan đến vấn đề: đại ý, chủ đề hoặc mục đích chung của bài đọc; và câu hỏi về thông tin cụ thể liên quan đến những thông tin chi tiết được giới thiệu trong bài đọc. Cách tiếp cận với mỗi loại câu hỏi cũng khác nhau tùy theo sự khác biệt về đặc tính của chúng.
(A) Câu hỏi về thông tin chung
1)    Câu hỏi về mục đích của bài đọc
Đây là câu hỏi hỏi về thông tin cơ bản nhất, và xuất hiện khá thường xuyên trong số các câu hỏi thuộc thông tin chung. Nội dung chứa mục đích của bài đọc thường xuất hiện trong đoạn đầu tiên, và có the nói rằng việc tìm trọng tâm chính là chìa khóa để trả lời câu hỏi này.
What is the purpose of this letter?
Why was this letter written?
2)    Câu hỏi về đại ý và chủ đề của bài đọc
Loại câu hỏi này thường xuất hiện trong dạng bài đọc Article/Report (Ký sự). Để trả lòi câu hỏi loại nay, điều quan trọng là bạn nhận biết được nội dung trọng tâm được trình bày trong đoạn văn đầu tiên.
What is the main idea of this article?
What does this article mainly discuss?
3)    Câu hỏi về các thông tin tổng quát khác
Ngoài câu hỏi về đại ý, chủ đề, mục đích của bài đọc thì cũng có những câu hỏi về nguồn gốc, đối tượng độc giả hoặc sản phẩm được quảng cáo.
1. Câu hỏi về sản phẩm được quảng cáo
-    Đối với loại câu hỏi này, bạn nên tập trung vào phần giới thiệu chung về sản phẩm, phần giải thích ưu điểm cũng như đặc trưng của sản phẩm.
•    What is being advertised?
2. Câu hỏi về đối tuợng độc giả
-    Đối với dạng bài quảng cáo, bạn hãy xem phần đề cập đến đặc điểm của sản phẩm.
•    Who is the audience for this advertisement?
3. Câu hỏi về nguồn gốc của bài đọc
-    Phải nhận ra nơi bài đọc thường xuất hiện bằng cách xác định được đặc trưng và chủng loại của sản phẩm được quảng cáo thông qua mạch văn trong bài đọc.
•    Where would this advertisement most likely be found?
(B) Câu hỏi về thông tin cụ thể
1)    Đọc câu hỏi và xác định thông tin cần hỏi.
-    Với truờng hợp câu hỏi về thông tin cụ thể, nếu tìm ra nhanh phần chứa thông tin đặc trưng thì có thể chọn ngay được đáp án đúng.
2)    Đọc bài đọc và ghi nhớ những thông tin có thể trở thành manh mối cho câu trả lời.
-    Ở giai đoạn này, bạn nên vừa đọc bài đọc, vừa quan sát xem có xuất hiện những cách diễn đạt gián tiếp hoặc cách diễn đạt tương tự với cách diễn đạt từng thấy trong câu hỏi trước đó hay không.
3)    Sau khi tìm ra manh mối thì vừa xem lại câu hỏi, vừa xác định đáp án.
-    Hãy đối chiếu manh mối tìm được trong bài đọc với câu hỏi đồng thời lựa chọn ngay đáp án đúng.